Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2022

Thôi em về đi nhé


Thôi em về đi nhé Thơ Cao Nguyên Nhạc Nguyễn Tuấn Trình bày Nguyễn Quang

Người Về.


Người Về thơ Cao Nguyên | nhạc & trình bày Dzuylynh

Nhớ Sài Gòn - Anh Chi



Chiều Hạ với « Biển và Em »

 Chiều Hạ với « Biển và Em »

Tôi được có duyên làm em gái anh Cao Nguyên, tháng sáu này là tròn 13 năm. Khi tôi được nghĩa phụ Trần Nhất Lang dẫn về sinh hoạt trong topic của người ở diễn đàn Hoa Sơn Trang. Những bước đầu tiên tập tành học làm thơ Đường Luật của tôi nhiều gian nan. Anh là người bạn đầu tiên sau Hoa Sơn đã tiếp đón và chào mừng tôi đến diễn đàn. Anh đã khuyến khích tôi mở rộng không gian riêng mình và trồng những đóa hoa thiền trong vườn thơ của tôi…Tôi rất thích đọc thơ anh vì, thơ anh viết từ ngôn ngữ của một trái tim thao thức đầy nhiệt huyết cho một chữ Tình:

tình yêu đôi lứa,

Chiều nay sao thấy buồn chi lạ

Nhớ Sài gòn- thương cuộc tình xưa

Nghe tiếng ve gọi tình ra rả

Vòng đôi tay đan võng đong đưa

(Chiều nay sao thấy buồn chi lạ- Cao Nguyên)

 Biển là Anh hay Biển là Em? 

vẫn cứ đợi dẫu tình nay thất lạc 
vẫn mang theo một nỗi buồn man mác 
chỉ mong ngày em về Biển cùng anh ! 

Nếu hồn anh được làm cơn sóng vỗ 
sẽ rì rào bên cạnh trái tim em 
cho thời gian đậm thêm lời thương nhớ 
trong những chiều ra biển vắng em.

(Biển Và Em- Cao Nguyên)

 tình nghĩa phu thê, mãi tím thủy chung

 nhớ Đông xưa, lòng anh buồn ray rức 

nhìn chân em xuyên suốt nỗi cơ hàn 
bàn chân bám đời đau cùng với đất 
da tím bầm chưa hở một lời than! 

em mải miết đi, chẳng cần nhìn lại 
vì Chồng, Con - Thế gới bỗng nhiệm mầu 
thuở yêu anh, em uống lời bùa ngãi 
nhủ đời vui, mặc khải chữ cơ cầu! 

Xuân lại đến, cuộc đời đi cũng vội 
mừng tuổi mình, tóc bạc lại trao nhau 
nụ hôn quen sao mãi còn bối rối 
như thuở anh vừa dạm hỏi trầu cau! 

(Nhớ Đông Xưa-Cao Nguyên)

tình đồng đội, hay tình chiến hữu, tình huynh đệ chi binh 

với những năm tháng hành quân chia ngọt sẻ bùi đầy nước mắt và máu dưới đạn bom khói lửa

vết thương còn trên cánh tay này 
thằng bạn thân gục chết nơi đây 
không ai rảnh đưa tay vuốt mắt 
xác nơi đâu, hồn theo mây bay! 

xa sông Ba đã ba mươi năm 
nhớ bạn bè nay ta về thăm 
nhìn cảnh cũ lòng đang bật khóc 
tiếc rằng ta nước mắt đã cằn! 

(Thăm sông Ba- Cao Nguyên)

tình người:

Khi lòng đời khép lại 
chật chội những con đường 
khi chân tình khép lại 
ta vuột mất yêu thương 

từ Quê hương Đất nước 
từ ruộng rẫy thôn làng 
từ Thầy Cô Bè Bạn 
từ Nội Ngoại họ hàng 

em ơi anh sợ lắm 
nếu phải có một ngày 
giòng chân tình khép lại 
ta với người trống không!

(Chân Tình- Cao Nguyên)

tình yêu quê hương đất nước

với những nỗi đau nhớ khôn nguôi của phận người lưu vong

cũng chỉ là một góc cuộc đời qua

ngày luyến nhớ Paris, Cali, New York
có bằng đêm em khóc nhớ Sài Gòn?
thành phố Mẹ chúng ta bên kia biển
những con đường Nguyễn Huệ, Hùng Vương
những tên gọi Bạch Ðằng, Bến Nghé…
giữa đời ta là cả một trời thương!
Sài Gòn đó, Sài Gòn bên kia biển
không phải một thời, mà mãi ngàn đời
trong tim người, Hòn Ngọc Viễn Ðông
trong Việt Nam, Sài Gòn bất diệt!

(Thành Phố Mẹ- Cao Nguyên)

 mới Tháng Hai . đã nhớ Tháng Tư 

chưa qua Xuân đã chết nụ cười 
trời gió chướng - được mùa nước mắt 
tràn qua tim . chảy suốt một đời!

 

từ Phố Bolsa - nhìn thấy lửa 
cháy đỏ trời dọc theo Sông Ba 
bạn bè chết . nhớ tên từng đứa 
gọi nhau vào bi khúc xót xa!

(Nỗi nhớ khôn nguôi- Cao Nguyên)

 Cư dân cũ, từ vùng trời xa vắng 

gọi rừng xưa, ta nhớ lắm – Rừng ơi! 
thương mùa cây cúi đầu buồn tháng Hạ 
lá chịu tang qua mấy chục năm rồi!

 Lúc ta đi, rừng sâu còn ngún lửa 

lửa hận thù, cháy quá nửa đời ta 
cháy bỏng màu da, làm sao lành vết sẹo 
chung niềm đau, ta chẻ máu nuôi rừng

Ôi nhớ quá! Rừng ơi! ta nhớ quá

cao nguyên xanh, hoa lá ấy – hồn ta

và cả máu chia cho rừng thuở ấy

nhắc ta về, dù bữa hẹn còn xa

(Rừng Ơi- Cao Nguyên)

 tình dân tộc, thao thức khát khao cho công lý tự do với những ước mơ Việt

Ước Mơ Việt - Ước Mơ Chung 
Suốt dòng con cháu Lạc Hồng Văn Lang 
Ước Mơ về một Việt Nam 
Rạng danh Nòi Giống, vẻ vang Sơn Hà 

(Ước mơ Việt-Cao Nguyên)

Lạc vào cõi thơ anh như mộng du đi vào thiên trường ca huyền thoại Tình.

Vai thơ nương sức tựa đầu

Uống hơi thở mịn trên màu chữ quen

Trộn tình với mộng vào đêm

Thơ ru tình khúc đưa em vào đời

(Đưa em vào đời – Cao Nguyên)

Tôi biết em trai Đình Đại lần đầu tiên ở Genève, tháng sáu năm 2015, trong đêm văn nghệ tưởng niệm 40 năm người Việt lưu vong tỵ nạn cộng sản với hàng triệu thuyền nhân mà số đông đã bỏ mình trên biển cả. Ngày đó, Đại đã vừa đàn guitare và hát bài « Bài Ca Tù » do chính em sáng tác. Đại có một giọng ca rất mạnh và ấm. Và dòng nhạc viết cho quê hương của em rất đậm sâu xúc cảm.

Tôi dõi theo bước chân em, trong những sáng tác mới hát cho quê hương cho những nỗi đau oan khiên mà người dân Việt Nam phải gánh chịu

 Ai, ai trả lời, khi quê hương chết

Khi biển không còn tôm cá để nuôi dân

Khi rừng xanh trơ trụi xác cây tàn

Và tử thần trong mỗi bát cơm canh

(Ai Đang Giết Dân Tôi - Sáng tác: Đình Đại)

Bạch đằng Giang còn vang tiếng sóng chôn quân thù bạo cường 

Hồn Mê Linh từ muôn kiếp dân Nam tranh hùng quật cường
Đã bao hồi chinh chiến, đã bao đời quyết tiến, 
Bao lớp trai đổ máu tươi tô điểm sơn hà
Đây biên cương non nước
Đây biển khơi sông ngòi
Đây núi non quê nhà được thành hình từ máu dân Nam

(Hùng Ca Sử Việt- Sáng tác: Đình Đại)

Trăng ngoài song bát ngát soi sáng nim tin

nim tin ngày mai đến
non n
ước thanh bình t do
Dù ch
n lao tù ti tăm
V
n sáng trong tim người
ng
n la đu tranh vn cháy cho yêu thương đâm chi…

Dù chn lao tù ti tăm
V
n gi tin yêu cho đi
Ngày đ
t nước an vui trong trái tim ta an bình

(Trăng Tù- Sáng tác: Đình Đại)

Khi nhạc của Đình Đại càm thơ tình Cao Nguyên là hai tiếng lòng của hai trái tim đồng cảm cùng hòa nên một như một dòng chảy yêu thương từ tâm, phản ánh những hoài niệm, khắc khoải, thao thức, khao khát và hy vọng của người Việt Nam lưu vong. Đình Đại tâm sự với mọi người là  Đại không là nhạc sĩ chỉ hát thơ thôi. Khi tôi nghe những bài do em phổ nhạc từ thơ anh Cao Nguyên qua tiếng hát Mộng Trang, em gái Anh Chi, Quỳnh Vy, Tố Lan, Thu Sương và chính em, thì tôi thấy Đình Đại đã cảm nhận được chiều sâu của mỗi ngôn từ trong thơ anh Cao Nguyên để chuyển tải thành nốt nhạc đi vào lòng người làm thính giả mang nhiều xúc cảm chân tình. Sự kết hợp hài hòa giữa thơ và nhạc như một cung đàn tri âm tri kỷ.

CD “ Biển Và Em” đã để lại trong tôi nhiều rung động. Cám ơn anh trai Cao Nguyên và em trai Đình Đại đã “dâng cho quê hương êm ấm duyên tình” (trích Trăng Tù- Đình Đại). Mong rằng “ Tiếng hát Tự Do ” luôn sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt khát khao một ngày về Việt Nam thanh bình, tự do, bác ái và nhân quyền.

Mỗi lời hát ra mỗi lời mơ ước

Đất nước tự cường, đất nước tự do

Hát vang lên hỡi tấm lòng tuổi trẻ

Vì hôm nay và mãi mãi về sau

Hát vang lên ta hãy hát vang lên

Tự do Việt Quốc anh hùng

(Tiếng hát tự do- Cao Nguyên)

  Mời nghe vài bài hát trong CD Biển và Em


* Biển và Em (ca nhạc sĩ Đình Đại) 
https://app.box.com/s/0t1g63153tut52vhxu08z3jou7gd6fqw 

* Hát Đi Em Bài Huế Buồn (ca nhạc sĩ Đình Đại) 
https://app.box.com/s/4i7gdc9hrg5fyn8sqf9cbnu0afsnj8q2 

* Nhớ Sài Gòn (ca sĩ Anh Chi) 
https://app.box.com/s/gql9rsub0zj2tv5l9xs5r4y3x3skelzy

 

*Chân Tình (ca sĩ Mộng Trang)

https://app.box.com/s/wrz8o016z9j4scwjvws2bd1pmbubofy5 

Tuyết Tiên

Tác phẩm "Nhà Việt Nam"

 Tác phẩm "Nhà Việt Nam" 

 Nhà văn Trịnh Bình An giới thiệu: 

" Có câu nói rằng: "Trái tim ta ở đâu, nơi ấy chính là nhà." Nhưng cũng có câu nói khác: "Nơi nào ta muốn sống, nơi ấy chính là nhà". 

Đối với Cao Nguyên, chắc chắn ông muốn sống tại một xứ sở tự do như Hoa Kỳ, nhưng trái tim vẫn để ở một nơi khác. Vậy thì, nhà của Cao Nguyên ở đâu? Tác phẩm "Nhà Việt Nam" của Cao Nguyên gồm 42 bài thơ. Đó là 42 lần đối diện với câu hỏi: "Quê nhà ta nơi đâu?" 

Cao Nguyên là một tên không xa lạ với những người Việt yêu thơ. Thơ ông được bạn đọc ưu ái đón nhận vì ý mới, chữ lạ, nhưng lý do chính có lẽ vì bài thơ nào cũng luôn ẩn hiện hai chữ "Việt Nam". Như những vần thơ của bài thơ mang tên "Không". 
cứ kể như mình chẳng có chi 
danh đành không, lợi chẳng còn gì 
ngày sinh, quê quán - ghi trên giấy 
nhẹ vóc trần, "sinh ký tử qui"! 

mà rõ khổ, "qui" về đâu chứ
quê đã không, nhà cửa cũng không 
chỉ còn nhớ cánh đồng quá khứ 
thương luống cày, ngô lúa trổ bông 

Điểm đặc biệt hiếm có của tuyển tập "Nhà Việt Nam" còn ở chỗ toàn thể 42 bài thơ đều được chuyển qua Anh ngữ, với nguyện vọng chia sẻ cùng những thế hệ trẻ tại hải ngoại. 

Cao Nguyên đã thổ lộ như sau: "Dù trong hay ngoài, mọi người đều có chung một ngôi nhà - Nhà Việt Nam - khi dòng máu Lạc Hồng còn luân chuyển trong thân. Hãy gọi điêu tàn thức dậy, để cùng chung tay dọn sạch những rác rưởi, san bằng những đổ nát, xoa dịu những vết thương còn lưu trong ký ức. " "Bằng sự dấn thân của chữ nghĩa của một trái tim Việt Nam, tôi muốn thực hiện một chương sử thi mới, như một sự đóng góp vào việc phục hưng quốc gia với tinh thần Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm. " "Nhằm giúp các bạn trẻ trên toàn cầu thấu hiểu được tâm tư của lớp người đi trước trong trách nhiệm giữ nước và dựng nước, hiểu được sức chiến đấu và sự hy sinh của các chiến bình thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, hiểu được tại sao những giọt lệ hồng mãi chảy sau bốn mươi năm kết thúc cuộc chiến bảo vệ Miền Nam Việt Nam." 

Tuyển tập thơ Nhà Việt Nam gồm 2 Chương – Chương 1 : Hồi Tưởng , Chương 2 : Hy Vọng . 
Quả thật, thơ Cao Nguyên dù trong trùng trùng nỗi đau, vẫn trổi lên điều tuyệt diệu: Niềm Tin và Hy Vọng. 
Người lính Cao Nguyên dù ở nơi đâu vẫn luôn giữ quê nhà trong tim, trong những dòng thơ, trong những ước nguyện, và trong cả ánh mắt dõi nhìn vào cõi vô cùng... 
một mai còn chút lời thơ mộng 
sẽ gởi quê mình di chúc thơ 
thương yêu, nhân ái và hy vọng 
mãi đẹp bên đời như ước mơ
 
nếu thêm được niềm tin thắp lửa 
rọi sáng từng khung cửa phương đông 
cho dẫu lịm bên thềm đất hứa 
cũng nhẹ hồn vào cõi mênh mông! 

---

Cao Nguyên & Tuyển Tập Thơ "Nhà Việt Nam" 
 

Tác Phẩm

 Thao Thức  


Một Tây Nguyên mười năm vung kiếm
Một Việt Bắc mười năm lao tù
Một đất người mười lăm năm lưu vong
Một Quê Hương Việt Nam suốt đời không quên!

Tưởng cũng đủ nguyên nhân để gom về một nơi những trăn trở thương yêu với Người và Đất trong chủ đề Thao Thức.
Gởi đến người, gởi về nơi chốn đã cho tôi những ân tình khó quên.
Cám ơn đời, cám ơn người cho tôi chất liệu vực chữ nghĩa đứng lên và tiếp bước đi trên hành trình nhân ái.
Cám ơn những Ấn Tượng trong đời tạo sự rung cảm trong nguồn thơ tôi..."

Cao Nguyên 

@

Hành Trình Nhân Ái 


Còn luyến tiếc màu xanh, còn hy vọng
Mùa nỡ nào không nẩy những mầm non!

Gom lại những tâm khúc viết về Đất và Người với tất cả chân tình của một người cầm bút đi xuyên qua chiến tranh tàn khốc và hòa bình thống khổ trên quê hương Việt Nam để thực hiện tác phẩm "Hành Trình Nhân Ái" như một phần trong hướng đi trên hành trình chữ nghĩa của tôi. Mong được gởi vào hôm nay thay lời cảm ơn đến tất cả các bạn tôi đã cảm đồng chia sẻ những ân tình trên các trang văn học online. Gởi vào mai sau như lời nhắn cùng các bạn trẻ đang trong tiến trình thấu triệt về một giai đoạn lịch sử của những người đi trước với trách nhiệm và danh dự được hy sinh máu xương mình bảo vệ quê hương. Mong các bạn học lịch sử để biết làm lịch sử, sao cho không thẹn với lương tâm trước nghĩa tình dân tộc.
Nhân Ái sẽ thắng trong cuộc chiến tranh Nhân Bản chống bạo tàn và tội ác.
Mến chúc các bạn luôn vui khỏe, tự tin vào khát vọng tự do sẽ được hồi báo.

Trân trọng,
Cao Nguyên  

@

Nhà Việt Nam 


Home is where the heart is - Trái tim ta ở đâu, nơi ấy chính là nhà. 

Nhưng cũng có khi, 
Ta muốn ta ở đâu, nơi ấy chính là nhà - Home is where I want to be. 

Với một kẻ bỏ quê, ra đi, sống trên xứ người, thì quê nhà ở đâu? 
Nơi ta muốn sống hay nơi ta tưởng nhớ? 

42 bài thơ như 42 lần đối diện câu hỏi: "Quê nhà ta đâu?" 

Vì đâu? Do đâu? 
Chỉ vì hai chữ "Việt Nam"! 

Hai chữ nghe rền như tiếng bom đạn rít bên tai trong chiến hào. 
Hai chữ nghe đau như cái chết tức tưởi của người bạn cùng màu áo. 
Hai chữ nghe mềm như chiếc lá me rơi trên những con đường. 
Hai chữ mà chỉ có thơ mới diễn tả hết nỗi niềm. .."  

Trân trọng giới thiệu
Trịnh Bình An 

@


CD Thơ VỀ NGUỒN


Gồm 15 bài thơ với giọng diễn ngâm của các nghệ sĩ / Ban Tao Đàn Sài Gòn:

1- Về Nguồn / Bảo Cường
2- Quê Nội / Thúy Vinh
3- Sông Trở Giấc / Hồng Vân 
4- Về Thăm Phố Núi / Lan Hương
5- Huế Chờ / Thu Hoài 
6- Hoa Hồng Tím / Bảo Cường
7- Hoa Sứ Trắng / Vân Khánh
8- Nhớ Đông Xưa / Hồng Vân 
9- Tháng Chạp / Thu Hoài  
10- Bên Đời Dìu Nhau / Đoàn Yên Linh
11- Chiều Nay Sao Thấy Buồn Chi Lạ / Lan Hương 
12- Trầm Tư / Vân Khánh  
13- Mai Về Sài Gòn / Bảo Cường 
14- Bốn Mùa / Vân Khánh 
15- Vó Câu/ Thúy Vinh 

@

CD Thơ Nhạc BIỂN và EM 
CD Thơ Nhạc do các ca nhạc sĩ Paris thực hiện, gồm 10 bài:

1- Biển và Em / Đình Đại
2- Chân Tình / Mộng Trang
3- Hát Đi Em / Quỳnh Vy 
4- Nhớ Sài Gòn / Anh Chi
5- Ước Mơ Việt / Tố Lan 
6- Nỗi Nhớ Khôn Nguôi / Thu Sương 
7- Rừng Ơi / Đình Đại 
8- Tiếng Hát Tự Do / Anh Chi 
9- Thơ Em Vào Đời / Tố Lan 
10- Phù Đổng / Đình Đại  

@


CD Thơ HUYỀN THOẠI TÌNH 


CD Thơ Huyền Thoại Tình do Ban Tao Đàn Sài Gòn thực hiện gồm 22 bài thơ
với các nghệ sĩ diễn ngâm: 

1- Huyền Thoại Tình / Bảo Cường
2- Đồng Thiếp / Hồng Vân 
3- Môi Ngoan / Thu Thủy 
4- Ước Chi / Bích Ngọc 
5- Lời buồn Guốc Mộc / Thu Thảo 
6- Gọi Nhau / Bảo Cường 
7- Thời Gian / Hồng Vân 
8- Sóng Nhớ / Thu Thủy
9- Ngủ Giữa Tim Em / Bảo Cường 
10- Hạt Lệ / Bích Ngọc 
11- Cuốn Hút / Thy Thảo 
12- Rượu Thơ / Bảo Cường 
13- Hương Thơ / Hồng Vân 
14- Nếu / Bích Ngọc 
15- Tình Khúc Giao Mùa / Thu Thủy
16- Em và Biển / Hoàng Yến 
17- Láng Giềng / Thy Thảo 
18- Ru Em Từng Đêm / Hồng Vân 
19- Gọi / Thu Thủy 
20- Thuở Ấy / Hoàng Yến 
21- Thì Thầm / Bích Ngọc 
22- Về Xưa / Hồng Vân 

Nhớ Đông Xưa

 NHỚ ĐÔNG XƯA

Ngày Của Mẹ hằng năm, tôi thường gởi email đến các con của tôi bài thơ "Nhớ Đông Xưa", như một lần nhắc lại các con phải luôn ghi nhớ về người Mẹ của mình trên hành trình đi bên cạnh người Cha
suốt quãng đời chồng chất những khó khăn gian khổ.
Có thể đây cũng là một điển hình của một người đàn bà Việt Nam có chồng là một người lính trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Trong thời kỳ chiến tranh, người vợ thường sống bên chồng trên những vùng đất tiếp cận với chiến trường đầy những nỗi lo khi người chồng đang trực tiếp hành quân chống quân phương Bắc xâm chiếm miền Nam. Những nỗi lo càng tăng lên sau chiến tranh, khi người chiến binh trở thành người tù binh, có những khoảng thời gian biệt tích trong các trại tù cộng sản.
Khi nhận được tin chồng đang sống trong một trại tù nào đó, ngoài nỗi lo về sinh mạng người chồng trước sự ngược đãi khắc nghiệt của kẻ thù hung bạo. Người vợ còn phải lo làm việc vượt sức của mình, mong gom góp được chút tiền mua lương thực và vật dụng, thuốc chữa bệnh cần thiết để đi thăm nuôi chồng.
Mỗi lần vợ tôi đi thăm tôi ở những trại tù từ miền Nam ra miền Bắc, đều dẫn theo 2 đứa con gái, vừa để các con được gặp lại người cha, vừa để mẹ con chăm sóc lẫn nhau.
Bài thơ "Nhớ Đông Xưa" tôi viết trong mùa Đông 1978, sau khi vợ con đến thăm tôi tại trại tù Lào Cai sát biên giới Trung Quốc.
"gồng gánh gian nan qua cầu tủi nhục
gọi tên Chồng, xé giữa ngực lời đau"
Trong thời điểm mọi người dân Việt Nam phải sống trong những điều kiện khó khăn về kinh tế, ăn đủ no mặc đủ ấm đã là hạnh phúc. Thì việc phải chia sự ấm no đó cho người chồng ở trong tù, người vợ nào không cùng tâm trạng gian nan và tủi nhục đó.
"hai tay em đập vỡ vụn quan tài
anh lại vào đời từ nơi hỏa ngục"
Sự thăm nuôi, tiếp tế thức ăn, thuốc uống là sự duy trì cần thiết cho sự sống của người chồng. Bởi trong hoàn cảnh thù hận và khắc nghiệt của bọn cai tù, người chồng có thể gục chết bất cứ lúc nào. Người vợ đến thăm nuôi như một cứu tinh, đập vỡ quan tài để đưa chồng từ hỏa ngục trở về với cuộc sống.
Các con tôi, các con của những người tù binh như tôi trong những hoàn cảnh ấy, cần phải nhớ ơn người Mẹ của mình . Người Mẹ đã suốt đời vào sinh ra tử cùng chồng.
Tôi cũng muốn các con tôi hiểu thấu ý nghĩa của bài thơ, để thấm từng dòng tâm tư của Cha gởi cho Mẹ, mà cùng tri ân Mẹ của mình đã sống vì chồng con dẫu phải vượt qua bao đắng cay chua xót của một người đàn bà Việt Nam hiện hữu trong một giai đoạn lịch sử đau thương của đất nước Việt Nam sau khi bị cộng sản phương Bắc cưỡng chiếm miền Nam.
Nhân Ngày Của Mẹ, tôi xin chia xẻ cùng các bạn tâm trạng của tôi về một mùa Đông xưa.
"thuở yêu anh, em uống lời bùa ngãi
nhủ đời vui, mặc khải chữ cơ cầu!"
Tôi cũng không quên chúc các bà vợ của các chiến hữu luôn được an vui sau những tháng năm tủi buồn và đau khổ cả tâm trí và thân xác.
Thân mến,
Cao Nguyên
(trích trong tác phẩm "Hành Trình Nhân Ái")
---

Nhớ Đông Xưa
đang ở giữa những ngày Đông lướt qua
trời buốt lạnh lại nhớ mùa cơ cực
mắt muốn ngủ mà trái tim vẫn thức
canh chừng em trên bờ vực lầm than
gồng gánh gian nan qua cầu tủi nhục
gọi tên Chồng, xé giữa ngực lời đau
giọt nước mắt đang rơi mà chảy ngược
uống cạn lời thổn thức giữa tim nhau!
thắp sáng tin yêu trong huyệt sầu hun hút
hai tay em đập vỡ vụn quan tài
anh lại vào đời từ nơi hỏa ngục
hăm hở đi, quên tiếng nấc bi ai!
nhớ Đông xưa, lòng anh buồn ray rức
nhìn chân em xuyên suốt nỗi cơ hàn
bàn chân bám đời đau cùng với đất
da tím bầm chưa hở một lời than!
em mải miết đi, chẳng cần nhìn lại
vì Chồng, Con - Thế giới bỗng nhiệm mầu
thuở yêu anh, em uống lời bùa ngãi
nhủ đời vui, mặc khải chữ cơ cầu!
*
Xuân lại đến, cuộc đời đi cũng vội
mừng tuổi mình, tóc bạc lại trao nhau
nụ hôn quen sao mãi còn bối rối
như thuở anh vừa dạm hỏi trầu cau!
Cao Nguyên
-----------------------
Hồng Vân diễn ngâm:

Thư Viện

Thơ Nhạc Cao Nguyên

  Thơ Nhạc Cao Nguyên   Thơ và Nhạc Khi tiếng động của không gian và thời gian giao phối trong ân tình Thơ Nhạc, tạo nên thanh âm hồi tưởng ...