Thứ Năm, 29 tháng 8, 2024

Rừng Oi

Rừng Ơi

Hôm nay tôi muốn nói về bài thơ RỪNG ƠI của nhà thơ CAO NGUYÊN.

Lần đầu tiên tôi “chạm” tới bài thơ, ngay tại nhà anh, và tôi đã khóc, không một lần, mà khóc, tới hơn 10 lần.

Chính nhà văn Phong Thu, đã lau nước mắt cho tôi.

Tôi khóc trước mặt anh.

Tôi khóc, qua điện thoại, những cuộc gọi.

Tôi khóc, ngày anh ra mắt sách "Thao Thức".

Tôi khóc, anh biết và nhớ, đến nỗi, trong một bài viết, anh viết: 

“ Nếu bây giờ tôi gọi điện thoại yêu cầu Lê Mai Lĩnh đọc cho tôi nghe bài Rừng Ơi, không cách chi Lê Mai Lình có thể đọc mà không nấc lên”. 


Sau đây, tuyệt tác, RỪNG ƠI: 


Cư dân cũ, từ vùng trời xa vắng
gọi rừng xưa, ta nhớ lắm - rừng ơi!
thương mùa cây cúi đầu buồn tháng Hạ
lá chịu tang qua mấy chục năm rồi!

Lúc ta đi, rừng sâu còn ngún lửa
lửa hận thù, cháy quá nửa đời ta
cháy bỏng màu da, làm sao lành vết sẹo
chung niềm đau, ta chẻ máu nuôi rừng

Nửa máu ta có giúp rừng sống lại
đất có mừng lá biếc nẩy chồi xanh
cây có vui khi chim về hái trái
hoa có cười cho hương toả vây quanh?

Ôi nhớ quá, rừng ơi! ta nhớ quá
cao nguyên xanh, hoa lá ấy - hồn ta
và cả máu chia cho rừng thuở ấy
nhắc ta về, dù bữa hẹn còn xa

Về xem nắng ghẹo hoa tươi rói mặt
về thăm cây lành hẳn vết thương chưa
về ngồi giữa nắng mưa nghe đất hát
khúc đồng dao từ những khát khao xưa!

Thơ ta đó, rừng ơi! ru chút nhé
ta chưa về thăm đất mẹ chiều nay
sợ hàng cây còn long lanh ngấn lệ
ta với rừng sẽ khóc giữa vòng tay!

Cao Nguyên 

Rừng ơi,

Nói thêm một lần và sẽ nói nhiều lần thêm nữa.

Khi làm bài thơ này, tôi không tin nhà thơ Cao Nguyên đang làm thơ, mà ông đang chép lại bài thơ, từ một Thần thơ hay Thánh thơ, mách bảo.

Những ý tưởng lạ lùng, những ngôn ngữ lạ lùng, mà một người làm thơ bình thường, không bao giờ nghĩ tới, có được.


“ Thương mùa cây, cúi đầu buồn tháng hạ,

Lá chịu tang, qua mấy chục năm rồi.” 


“ Lúc ta đi, rừng sâu còn ngún lửa,

Lửa hận thù, cháy quá nữa đời ta,

Cháy bỏng màu da, làm sao lành vết sẹo, 

Chung niềm đau, ta chẻ máu nuôi rừng.” 


Những ngôn ngữ, hình tượng, ý tưởng, ăn khớp, đan xen với nhau, dồn dập đến, nếu không có bàn tay thần linh, nhất định không có thơ, như thế. 


“ Nữa máu ta, có giúp rừng sống lại, 

Đất có mừng, lá biếc nẩy chồi xanh, 

Cây có vui, khi chim về hái trái,

Hoa có cười, cho hương toả vây quanh.” 


“ Về xem nắng ghẹo hoa tươi rói mặt,

Về thăm cây, lành hẳn vết thương chưa,

Về ngồi giữa nắng mưa, nghe đất hát,

Khúc đông dao, từ những khát khao xưa.” 


Ngoài những điều tôi vừa nói, là yếu tố thần linh can dự vào việc hình thành nên bài thơ, chúng ta còn thấy, thủ pháp, cách vận động trí tuệ, óc tưởng tượng của thi sĩ, là việc, nhân cách hóa, phả lên ngôn ngữ, sự vật, một sự sống, làm cho bài thơ, mang hồn vía, con người.

- thương mùa cây “ cúi đầu “ buồn tháng hạ. 

cây cúi đầu.

lá “ chịu tang “ qua mấy chục năm rồi 

- lá chịu tang. 


đất có “ mừng “ lá biếc nãy chồI xanh.

- đất mừng. 


cây có “ vui “ khi chim về hái trai. 

- cây vui. 


hoa có “ cười “ khi hương tỏa vây quanh.

- hoa cười.


về xem nắng “ ghẹo “ hoa tươi rói mặt.

- nắng ghẹo hoa. 


Tôi còn nhớ trong lần giới thiệu thơ anh, bên Washington DC, tôi có nói “ về xem nắng “ đá lông nheo” hoa tươi rói mặt, làm cử tọa cười òa.

+ về ngồi giữa nắng mưa nghe đất hát.

- nghe đất hát.

sợ hàng cây còn “ long lanh ngẩn lệ.” 


Cũng trong buổi RMS giới thiệu thi phẩm THAO THỨC của anh, tôi có kết luận là, và, bây giờ, tôi dùng làm câu kết cho bài tùy bút này :
nhà thơ Cao Nguyên, tuổi thọ, không bằng bài thơ RỪNG ƠI. 

Lê Mai Lĩnh
Pittsburgh, 8/29/2024 
-----------
Phổ nhạc & trình bày : DzuyLynh 

Thư Viện

Tết Xa Quê

  Tết Xa Quê Xuân Newyork, Xuân Paris… nắng có hồng lên hay vẫn tuyết rơi trên bờ vai nhỏ đường có thêm người vui Tết Việt Nam nhắc em nhớ n...